Trang chủ » Phương Pháp STEAM Là Gì ? Tìm Hiểu Về Giáo Dục STEAM Trong Giáo Dục Mầm Non

Phương Pháp STEAM Là Gì ? Tìm Hiểu Về Giáo Dục STEAM Trong Giáo Dục Mầm Non

Phương pháp giáo dục STEAM hiện đang trở thành mô hình giáo dục phù hợp, đáp ứng được bối cảnh của thế giới ngày nay. Cùng tìm hiểu về các khái niệm của giáo dục STEAM và việc áp dụng mô hình giáo dục này đối với giáo dục mầm non.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Là Gì ?

Mô hình giáo dục STEAM tiên tiến dựa trên cách tiếp cận liên môn

Mô hình giáo dục STEAM tiên tiến dựa trên cách tiếp cận liên môn

Phương pháp Giáo dục STEAM, viết tắt của Science – Khoa Học, Technology – Công Nghệ, Engineering – Kỹ Thuật, Math – Toán Học (STEM) và Art – Nghệ Thuật, là mô hình giáo dục tích hợp các lĩnh vực kể trên. Bên cạnh đó, giáo dục STEAM còn là sự tổng hợp giữa các yếu tố để giải quyết những vấn đề thực tế đa dạng trong những tình huống, bối cảnh khác nhau.

Giáo dục STEAM, tiền thân là STEM, ra đời vào năm 2001, được cho ra mắt bởi các nhà quản lý khoa học tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ – National Science Foundation (NSF). Tại thời điểm đó, STEM được xem như là một định hướng tốt đáp ứng được nhu cầu của một thế giới với nhiều cạnh tranh giữa các cường quốc. Hay nói cách khác, với xu thế đi lên của thế giới lúc bấy giờ, thước đo của một người thực sự thành công sẽ không dựa trên lượng kiến thức mang tính hàn lâm mà họ đã được học mà sẽ được quyết định bởi cách mà họ ứng dụng những kiến thức vĩ mô ấy vào trong đời sống xã hội nhằm gia tăng năng suất, hiệu quả làm việc.

Trong bối cảnh ấy, STEM như một mô hình giáo dục phù hợp cho sự cải tiến của xã hội. Tuy nhiên, đến sau này, các nhà hoạch định giáo dục đã nhận ra tất cả những yếu tố trên vẫn còn thiếu đi chất nghệ thuật, chất sáng tạo, điều không thể thiếu trong giáo dục, giúp cho người học được phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, Art (Nghệ Thuật) đã được các nhà hoạch định giáo dục bổ sung. Từ đó, phương pháp giáo dục STEAM ra đời với Art (Nghệ Thuật), là khía cạnh xuất hiện sau cùng song là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất cho sự phát triển và tiến bộ của học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Phương pháp giáo dục STEAM được xem như là cơ hội cho các bé mầm non được tiếp cận, học hỏi một cách tự nhiên, chủ động, giúp cho trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng ấy không chỉ đơn thuần phục vụ cho việc học tập mà chúng còn đóng vai trò như những người bạn đồng hành trên con đường trưởng thành của các bé, có thể kể đến như sự bền bỉ, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề linh hoạt,…

Hơn nữa, phương pháp giáo dục STEAM luôn tạo điều kiện để các bé mầm non được thỏa sức sáng tạo, khám phá nhiều điều mới mẻ ở môi trường xung quanh để có được những cái nhìn đầy màu sắc của thế giới thông qua khía cạnh Art kể trên. Không chỉ vậy, sự hứng thú trong học tập của trẻ mầm non là yếu tố mà phương pháp giáo dục STEAM hướng đến thông qua những trải nghiệm mang ý nghĩa thực tiễn hay những hoạt động năng khiếu, nghệ thuật.

Mô hình giáo dục này sẽ giúp cho học sinh, đặc biệt là các bé mầm non có thể tận dụng những kiến thức và kỹ năng đã được trau dồi một cách linh hoạt trong môi trường học tập, bên cạnh đó là để thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai. Quan trọng nhất đó chính là việc hình thành cho bản thân những phẩm chất đạo đức quý báu giúp ích cho sự phát triển văn minh của xã hội.

Các Kĩ Năng Phương Pháp Giáo Dục STEAM Mang Lại Cho Trẻ Mầm Non

STEAM: Science - Technology - Engineering - Art - Math

STEAM: Science – Technology – Engineering – Art – Math

Phương pháp Giáo dục STEAM luôn tạo điều kiện hết mức cho các bé mầm non có thể phát triển những phẩm chất cá nhân một cách toàn diện thông qua những khía cạnh bổ ích như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Những yếu tố kể trên không chỉ giúp cho trẻ nhỏ hiểu rõ hơn về cách vận hành của thế giới mà chúng còn giúp cho các bé phát triển trực tiếp về sự sáng tạo, tư duy hay những kỹ năng để giải quyết vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả học tập và năng suất làm việc trong tương lai.

Trước hết là yếu tố Science – Khoa Học: Đối với yếu tố này, trẻ nhỏ sẽ được tiếp thu những kiến thức mới một cách tự nhiên hơn. Thông qua những kiến thức ấy, trí hiếu kỳ của các bé sẽ được bộc lộ một cách rõ nét thông qua việc các bé đặt câu hỏi để tiếp thêm sự thoải mái, tự tin khi khám phá thế giới xung quanh. Việc tiếp thu kiến thức của các bé sẽ thông qua những trải nghiệm, quan sát ở những không gian học tập khác nhau. Từ đó, các bé sẽ có thể chủ động khám phá, tìm tòi về cách vận hành của thế giới bên ngoài dưới sự hướng dẫn của các giáo viên.

Tiếp theo, là Technology – Công Nghệ: Đối với công nghệ, kỹ năng giải quyết vấn đề của các bé sẽ được tiếp thu thông qua vận dụng những kiến thức khoa học và kỹ thuật. Hay nói cách khác, việc sử dụng công nghệ sẽ là ứng dụng những phương tiện đã có hoặc có thể là sáng tạo những phương tiện mới để phục vụ cho một công việc.

Bên cạnh đó, Engineering – Kỹ Thuật là sử dụng những kết cấu, nguyên tắc, ứng dụng kiến thức vào khoa học để tạo ra máy móc, hệ thống, hạng mục, đường xá, vật liệu, toà nhà,… mang lại các giá trị thực tiễn nhất định. Hay đối với trẻ mầm non là khuyến khích các bé thiết kế các dự án của riêng mình bằng trí tưởng tượng phong phú của lứa tuổi mầm non.

Tiếp nối là Art – Nghệ Thuật: Đối với khía cạnh này trẻ sẽ được khuyến khích tham gia các hoạt động như vẽ tranh, làm thủ công phục vụ phát triển tư duy sáng tạo hay  những hoạt động để rèn luyện năng khiếu như dancing, múa hát đều sẽ được các trường mầm non, đặc biệt đối với Hải Đăng Xanh Preschool đưa vào để khuyến khích trẻ nhỏ rèn luyện thể chất, năng khiếu.

Cuối cùng là Math – Toán Học: Đối với Hải Đăng Xanh Preschool, các bé sẽ được thực hành để nắm vững các khái niệm toán học thông qua các phương pháp giảng dạy về số học khối lượng và hình khối cùng mối liên hệ giữa chúng giúp các bé tìm ra phương án giải quyết.

So Sánh Phương Pháp Giáo Dục STEAM Với Giáo Dục Truyền Thống

So sánh STEAM - STEM với phương pháp giáo dục truyền thống

So sánh STEAM với phương pháp giáo dục truyền thống

Phương pháp Giáo dục STEAM hiện đang là một mô hình giáo dục được biết đến với hai chữ “hiện đại ”, mô hình ấy đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của xã hội, cũng như sự phát triển của những công dân đã làm nên sự tiến bộ của thế giới.

Vậy điều gì khiến cho phương pháp giáo dục STEAM có được thành công, hay nói cách khác giáo dục STEAM sở hữu những lợi thế gì so với phương pháp giảng dạy truyền thống để đi đến những thành công vượt bậc ? Chúng ta cùng tìm hiểu những sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục STEAM.

Nội Dung Và Chương Trình Giảng Dạy

Thực hành và kiến thức liên môn là nét đặc trưng trong chương trình giảng dạy của giáo dục STEAM

Thực hành và kiến thức liên môn là nét đặc trưng trong chương trình giảng dạy của giáo dục STEAM

Nếu như giáo dục STEAM đề cao việc tập trung cách tiếp cận liên ngành, tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học vào một chương trình giảng dạy gắn kết, nhấn mạnh việc học thực hành và dựa trên những dự án nhất định, thì giáo dục truyền thống sẽ thường áp dụng cách tiếp cận theo từng môn học cụ thể với các lớp học riêng biệt về khoa học, toán, ngữ văn, v.v,… và nhấn mạnh vào một chương trình giảng dạy có cấu trúc.

Phương Pháp Giảng Dạy

Trải nghiệm thực tế luôn là yếu tố hàng đầu trong phương pháp giảng dạy của giáo dục STEAM

Trải nghiệm thực tế luôn là yếu tố hàng đầu trong phương pháp giảng dạy của giáo dục STEAM

Đối với giáo dục truyền thống, việc giảng dạy sẽ đơn thuần là thông qua các bài giảng, học tập dựa trên sách giáo khoa và hướng dẫn lấy giáo viên làm trung tâm và việc đánh giá sẽ được dựa trên khả năng ghi nhớ của học sinh và thông qua các bài kiểm tra.

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục STEAM sẽ ưu tiên việc lấy học sinh là trung tâm trong việc giảng dạy. Trẻ được thoải mái đặt câu hỏi và trải nghiệm để tự rút ra kiến thức của chính mình. Các kiến thức, bài học sẽ giúp ích cho việc áp dụng vào đời sống thực tiễn, phục vụ phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm (Teamwork), những kỹ năng này đều rất hữu ích với học sinh, đặc biệt là các bé mầm non.

Sự Sáng Tạo Và Tư Duy Phản Biện

Việc các dự án mở được đưa vào chương trình học của giáo dục STEAM, khả năng sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh, đặc biệt là các bé mầm non sẽ được khơi gợi và phát triển. Giáo dục STEAM sẽ khuyến khích các bạn học sinh khám phá, tìm tòi nhiều giải pháp khác nhau để ứng dụng giải quyết vấn đề trong học tập sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, khả năng tư duy phản biện của học sinh sẽ được định hình thông qua các buổi học thuyết trình, giúp cho các bạn học sinh có thêm những kiến thức phục vụ cho việc học, không chỉ vậy kỹ năng giao tiếp xã hội cũng sẽ được nâng cao nhờ vào khả năng tư duy phản biện.

Còn đối với giáo dục truyền thống, cơ hội sáng tạo và khả năng tư duy phản biện sẽ bị giới hạn một cách đáng kể bởi đặc thù của giáo dục truyền thống sẽ là ưu tiên các bài kiểm tra tiêu chuẩn để đánh giá kiến thức thông qua khả năng ghi nhớ, học thuộc lòng đơn thuần.

Vai Trò Của Đội Ngũ Giáo Viên

Đối với giáo dục truyền thống, đội ngũ giáo viên sẽ đóng vai trò, truyền đạt, cung cấp nội dung, kiến thức và đánh giá sự hiểu biết của học sinh cũng thông qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Giáo dục STEAM cho thấy rằng, đội ngũ giáo viên sẽ không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức một cách vĩ mô, sự đa năng là điều được thể hiện khi các giáo viên sẽ là những người hỗ trợ nhiệt tình cho các bạn học sinh trong quá trình học tập, giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về các kiến thức, từ đó học sinh có thể suy ra được nhiều kiến thức mới một cách chủ động hơn.

Vai Trò Của Học Sinh

Khi mô hình giáo dục STEAM được áp dụng trong chương trình giảng dạy, học sinh sẽ được khuyến khích tham gia, giải quyết các vấn đề trong thế giới thực bằng tư duy phản biện, thúc đẩy khả năng sáng tạo và đổi mới cũng như cộng tác với các bạn trong các dự án. Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào các hoạt động thực hành và trau dồi bộ kỹ năng toàn diện cho những thách thức trong tương lai.

Đối với giáo dục truyền thống, học sinh nhận thông tin từ giáo viên và sách giáo khoa một cách thụ động, được đánh giá thông qua điểm số của các bài kiểm tra tiêu chuẩn, các bạn học sinh sẽ thường học theo từng môn học đơn lẻ và phải tuân theo các quy tắc và thủ tục đã được thiết lập trong lớp học nói riêng và trường học nói chung.

Nhìn chung, mô hình giáo dục truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các bạn học sinh cải thiện khả năng ghi nhớ trong việc tiếp nhận các kiến thức của các môn học đơn lẻ, rèn luyện tính kỷ luật trong môi trường học tập thông qua các nội quy của trường, của lớp.

Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng, phương pháp giáo dục STEAM được coi là mô hình giáo dục phù hợp hơn với sự phát triển của thời đại ngày nay, việc áp dụng được những kiến thức mang tính hàn lâm, vĩ mô vào giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thực tiễn là điều được phương pháp giáo dục STEAM ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó là bộ những kỹ năng sống quan trọng cũng được các bạn học sinh, đặc biệt là trẻ mầm non tiếp thu một cách tự nhiên, chủ động không chỉ cho việc học, mà những kiến thức, kỹ năng ấy sẽ góp phần giúp cho các bạn học sinh trở thành những công dân tốt, giúp ích cho sự phát triển của xã hội và quan trọng nhất là sự văn minh trong cách ứng xử của các bạn học sinh ngay từ lứa tuổi mầm non.

Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của Phương Pháp Giáo Dục STEAM Đối Với Giáo Dục Mầm Non

Giáo dục STEAM giúp cho học sinh, đặc biệt là trẻ mầm non có được những cái nhìn tổng quan, đầy màu sắc về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán học, nghệ thuật, để các bé tăng khả năng tương tác hay thỏa sức đam mê sáng tạo, việc áp dụng giáo dục STEAM này vào chương trình giảng dạy đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa quý báu.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Truyền Cảm Hứng Học Tập Cho Trẻ

Đối với giáo dục STEAM thì việc học tập sẽ được kết hợp với sự khám phá, tìm tòi, nghiên cứu một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho việc học tập của các bé mầm non không bị quá nhàm chán. Thay vào đó, các bé sẽ được tự do thực hành thông qua các buổi học. Từ đó, các kiến thức sẽ được tiếp thu một cách chủ động, tích cực hơn bởi trẻ mầm non thông qua những lăng kính đầy màu sắc và sự hiếu kỳ ở trẻ.

Những kiến thức mang ý nghĩa đúng sai đơn thuần sẽ không tồn tại trong giáo dục STEAM. Thay vào đó là những bài học thông qua các dự án cụ thể, nhằm phục vụ cho sự phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết của các bé. Không chỉ vậy, sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với việc giảng dạy và học tập trong giáo dục STEAM. Khía cạnh trên cũng đóng vai trò không thể thiếu giúp cho các bé mầm non có được những sự phát triển tốt nhất về mặt kỹ năng.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Với Phương Châm “Chơi Mà Học” Khơi Gợi Cho Trẻ Nhỏ Khả Năng Sáng Tạo

Việc trẻ mầm non có thể tiếp thu những kiến thức sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của các buổi học. Hiểu được điều này, phương pháp giáo dục STEAM luôn mang đến cho các bé mầm non những buổi học với bầu không khí hứng khởi, vui tươi, sôi nổi thông qua những tiết học lý thuyết kết hợp những trò chơi thực hành thú vị.

Bên cạnh đó, nguồn cảm hứng trong học tập, trong đời sống là điều quan trọng đối với sự phát triển mang tính bứt phá của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, phương pháp giáo dục STEAM hết sức coi trọng trong việc truyền cảm hứng học tập đến với các bạn học sinh, đặc biệt là các bé mầm non, thông qua kích thích trí hiếu kỳ, sáng tạo của trẻ nhỏ và niềm đam mê ham học hỏi, khám phá điều mới ở trẻ. Từ đó, trẻ nhỏ sẽ có thể khai thác khả năng tư duy, phân tích, cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách tối đa thông qua việc chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức của trẻ nhỏ.

Xem thêm: Lợi ích của giáo dục STEAM

Ứng Dụng Phương Pháp Giáo Dục STEAM Tại Trường Mầm Non Hải Đăng Xanh Preschool

Tại Hải Đăng Xanh Preschool các bé có cơ hội được ứng dụng giáo dục STEAM một cách tự nhiên nhất

Tại Hải Đăng Xanh Preschool các bé có cơ hội được ứng dụng giáo dục STEAM một cách tự nhiên nhất

Với triết lý giáo dục sâu sắc: “Nếu nói mỗi đứa trẻ chính là hiện diện của tương lai, thì giáo dục STEAM chính là chìa khóa mở ra cánh cổng tương lai tươi đẹp ấy”, trường mầm non Quốc tế Hải Đăng Xanh Preschool áp dụng phương pháp giáo dục Science. Technology. Engineering. Art. Math (STEAM) tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Với phương châm lấy học sinh là trung tâm nhằm trang bị, phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ trở thành công dân toàn cầu thế kỉ 21, Hải Đăng Xanh Preschool luôn chú trọng tới sự phát triển toàn diện cho bé thông qua giáo dục STEAM.

Cơ Sở Vật Chất

Hải Đăng Xanh được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ nhất để phục vụ cho chương trình học thuộc giáo dục STEAM

Hải Đăng Xanh được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ nhất để phục vụ cho chương trình học thuộc giáo dục STEAM

Cơ sở vật chất được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với mô hình trường học theo cảm hứng sân vận động tổ chim lấy đủ nắng gió mà vẫn an toàn cho các bé, các lớp học được thiết kế hợp lý với đầy đủ ánh sáng, không khí trong lành cho các bé, hệ thống 7 phòng chức năng, đáp ứng nhu cầu học tập và vui chơi của các bé.

Bếp ăn được thiết kế một chiều, phân chia rõ ràng khu vực đồ chưa và đã sơ chế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.

Học Tập Từ Trải Nghiệm Thực Tế

Chương trình giảng dạy của giáo dục STEAM được biết đến với đặc tính không bị bó buộc cả về mặt không gian lẫn thời gian nên sẽ được kết hợp giữa việc học tập và trải nghiệm thông qua những hoạt động thực tế thú vị và bổ ích.

Học tập từ trải nghiệm thực tế ở đây được hiểu đơn giản là quá trình tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm thực hành tại môi trường bên ngoài. Với giáo dục STEAM, các bé mầm non sẽ được tạo những điều kiện tốt nhất không chỉ là việc học tập trong một không gian nhất định mà còn là học hỏi, khám phá nhiều hơn về cách vận hành của thế giới bên ngoài thông qua các hoạt động ngoài trời phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức một cách tích cực và chủ động của các bé.

Việc áp dụng những trải nghiệm thực tế phục vụ cho giáo dục sớm đối với trẻ mầm non sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn không chỉ là về mặt kiến thức mà còn là về sự phát triển về cách tiếp nhận những kiến thức ấy. Cụ thể hơn, trẻ nhỏ sẽ không học thông qua những lý thuyết vĩ mô, các bé sẽ học hỏi được từ việc bản thân các bé trải nghiệm vào các tình huống phát sinh trong thực tế của cuộc sống.

Đối với giáo dục STEAM, việc khuyến khích trẻ tìm ra câu trả lời, tìm ra giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong học tập và trong cuộc sống là điều được ưu tiên hơn cả. Thay vì đưa ra những câu hỏi mang tính chất “có” hay “không”, giáo viên sẽ hỏi các bé những câu hỏi mà từ những câu hỏi ấy, các bé sẽ tự suy ra được nhiều câu trả lời, hay nói cách khác là những câu hỏi để huy động vốn kiến thức.

Như đã đề cập ở trên, trẻ nhỏ không học thông qua những câu giảng suông, mà các bé cần được trải nghiệm, học hỏi về những gì diễn ra xung quanh các bé để rồi những kiến thức ấy được các bé áp dụng một cách tối ưu trong cuộc sống bởi kiến thức chỉ được các bé trau dồi một cách thiết thực khi chúng được gắn liền với những trải nghiệm thực tế.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Trong Chương Trình Học Trên Lớp

Hải Đăng Xanh Preschool với định hướng tiên phong ứng dụng giáo dục STEAM toàn diện vào giáo dục sớm cho trẻ 0-6 tuổi, vì vậy, chương trình học tại Hải Đăng Xanh Preschool luôn được thiết kế riêng dưới những tiêu chuẩn chặt chẽ, gắt gao của các tổ chức STEAM chuyên biệt tại Hoa Kỳ.

Các bài học Hải Đăng Xanh mang đến thông qua giáo dục STEAM luôn được chia theo chủ đề và mang tính lâu dài, nhất quán, các khía cạnh của STEAM được tích hợp đầy đủ trong một dự án, giúp cho khả năng liên kết, xâu chuỗi các kiến thức của các bé được cải thiện rõ rệt và trở nên liền mạch và linh hoạt hơn.

Ngoài ra, Hải Đăng Xanh Preschool cũng rất quan tâm, chú trọng tới việc đưa vào các môn học bổ trợ cho từng khía cạnh của STEAM trong chương trình giảng dạy nhằm tạo điều kiện cho các bé không chỉ phát triển về mặt tư duy, logic mà còn giúp cho trẻ rèn luyện một cách tích cực về năng khiếu và thể chất.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Trong Các Hoạt Động Ngoại Khoá

Các dự án và hoạt động ngoại khoá được xem là cách tốt nhất để bé tiếp cận và chủ động làm chủ kiến thức trong giáo dục STEAM

Các dự án và hoạt động ngoại khoá được xem là cách tốt nhất để bé tiếp cận và chủ động làm chủ kiến thức trong giáo dục STEAM

Sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của các bé mầm non – điều giáo dục STEAM hướng đến sẽ được thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động ngoại khoá.

Với đặc trưng là sự thoải mái trong thời gian và không gian học tập thì các hoạt động ngoại khoá được xây dựng dựa trên việc bổ trợ cho việc học thông qua giáo dục STEAM của trẻ được tốt hơn. Điều thú vị mà các hoạt động ngoại khoá trong giáo dục STEAM mang lại cho các bé mầm non nằm ở việc không có sự giới hạn ở địa điểm, không gian học tập.

Các bé mầm non sẽ được đi tới những địa điểm mới, đổi mới không gian học tập một cách thường xuyên để học hỏi về sự đa dạng của thế giới xung quanh. Nhờ sự thay đổi mang tính liên tục ấy, trí hiếu kỳ của các bé sẽ được bộc lộ và mong muốn được khám phá tìm tòi của các bé sẽ được nâng cao ở mức tối đa. Và mong muốn khám phá ấy sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả trong học tập nhờ vào tinh thần sẵn sàng học hỏi như vậy. Đó chính là điều thành công mà giáo dục STEAM cũng như nền giáo dục nói chung hướng đến.

Phương Pháp Giáo Dục STEAM Trong Các Hoạt Động Vui Chơi

Hiểu được tâm lý và nhu cầu được vui chơi của trẻ nhỏ, Hải Đăng Xanh Preschool luôn lồng ghép những trò chơi, thử thách nhỏ mang đậm tính giáo dục STEAM trong giờ vui chơi của trẻ. Các thử thách nhỏ luôn được thiết kế đơn giản, nhanh chóng mà ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể thực hiện để ba mẹ và trẻ nhỏ có thể cùng thực hiện với nhau.

Kết Luận

Giáo dục STEAM mang ý nghĩa to lớn trong nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng

Giáo dục STEAM mang ý nghĩa to lớn trong nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng

Phương pháp giáo dục STEAM đã mang lại những ý nghĩa lớn lao không chỉ về mặt kiến thức vĩ mô mà còn giúp cho các bé mầm non tích luỹ thêm được những kinh nghiệm, trải nghiệm một cách thực tế, chủ động, tích cực hơn. Ngoài ra, giáo dục STEAM còn là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để các bé rèn luyện những phẩm chất, kỹ năng cần thiết từ khi còn nhỏ để trở thành những công dân tốt, giúp ích cho cộng đồng, góp phần giúp cho xã hội ngày một đi lên.

Chúng tôi hi vọng những thông tin trên giúp cho các bạn có thêm được những hiểu biết về phương pháp giáo dục STEAM và những ý nghĩa tuyệt vời mà mô hình giáo dục này đem lại cho giáo dục mầm non nói riêng mà nền giáo dục nước nhà nói chung.